Sa sút trí tuệ (SSTT) là nhóm bệnh đang ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng sống của con người Việt Nam và Thế giới. Theo báo cáo World Alzheimer Report 2015, cứ mỗi 3 giây là thế giới có 1 người bị SSTT (Theo DSM-5 là Rối loạn thần kinh nhận thức điển hình). Nghiên cứu dịch tễ học ở phía Bắc do GS Phạm Thắng và ở phía Nam Việt Nam do PGS Vũ Anh Nhị tiến hành đã ghi nhận tỉ lệ sa sút trí tuệ chiếm 4,8- 5% ở người trên 60 tuổi, như vậy Việt Nam chúng ta hiện đang có khoảng 500.000 người trên 60 tuổi bị sa sút trí tuệ. Số lượng này càng lớn hơn khi chúng ta tính chung cho tất cả độ tuổi vì rối loạn thần kinh nhận thức ngoài nguyên nhân lão hóa (ví dụ gây ra bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ do Parkinson, thể Lewy, …) thì còn có rất nhiều nguyên nhân khác gây ra cho người mọi lứa tuổi như bệnh lý mạch máu não, chấn thương sọ não, viêm nhiễm, chuyển hóa… Từ khi ca bệnh SSTT đầu tiên được phát hiện vào năm 1906 đến nay, rất nhiều nghiên cứu sinh bệnh học, chẩn đoán và điều trị bệnh lý SSTT được tiến hành. Do đó, công tác chẩn đoán và điều trị bệnh lý SSTT không ngừng được cải thiện và nâng cao. Tiếp cận và cập nhật các nghiên cứu để đề ra các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị phù hợp cho bệnh lý SSTT là một việc làm cần thiết của các Hội chuyên khoa SSTT trên thế giới. Năm 2023, Hội Bệnh Alzheimer Và Rối Loạn Thần Kinh Nhận Thức Việt Nam đã tổ chức xây dựng bản cập nhật “Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị Sa sút trí tuệ 2023” nhằm mang đến cho các bác sĩ một cái nhìn thống nhất của các chuyên gia trong lãnh vực SSTT tại Việt Nam về vấn đề chẩn đoán và điều trị SSTT hiện nay. CLB xin gửi tới các bạn hướng dẫn chẩn đoán dưới đây

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SA SÚT TRÍ TUỆ – VnADA 2023

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *